Forums » News and Announcements

MARKET SENTIMENT LÀ GÌ VÀ CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ

    • 3280 posts
    July 28, 2021 6:22 AM EDT

    1. Tâm lý thị trường (market sentiment) là gì?
      Tâm lý thị trường đại diện cho tâm trạng của thị trường tài chính và cảm giác chung giữa các nhà giao dịch, cho dù là giao dịch ngoại hối, thị trường chứng khoán hay bất cứ điều gì khác. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá tương lai của một thị trường đang lạc quan hay bi quan để giao dịch.To get more news about tâm lý thị trường là gì, you can visit wikifx.com official website.
      Nếu thị trường đang cảm thấy tích cực và lạc quan thì đây được gọi là thị trường tăng trưởng và một thị trường bi quan là thị trường tiêu cục, dự đoán giá sẽ giảm hay còn gọi là thị trường gấu.
      Thực tế, việc đo lường tâm lý thị trường khá là khó khăn vì triển vọng của thị trường đều được định hình bởi bất cứ thứ gì. Do đó, các nhà đầu tư cần phải phân tích theo nhiều hướng khác nhau để đảm bảo họ nắm bắt được thông tin nhiều nhất có thể về thị trường mà họ giao dịch.
    Ngoài ra, trong khi phần lớn thị trường sẽ nghiêng về cách này hay cách khác, mọi người tham gia đều có quan điểm riêng nhằm giải thích tại sao thị trường lại hoạt động theo cách đó và xu hướng tiếp theo là gì.
      Trong khi ý kiến của đại đa số thường đưa ra quan điểm chung về thị trường, thì lại có những nhà đầu tư tìm cách chống lại tâm lý thống trị tức là luôn tìm cách đánh ngược sóng. Khi thị trường tăng lại tìm cách sell và ngược lại khi thị trường giảm lại tìm cách buy.
      Một trong những yếu tố quan trọng tận dụng tâm lý thị trường để giao dịch là có thể đọc được xu hướng tiếp theo chuẩn bị diễn ra là gig, và đó cũng là nơi mà sự sợ hãi và tham lam xuất hiện.
      2. Tâm lý thị trường – Nhận ra sự thay đổi tâm lý nhanh nhất có thể
      Thời điểm tốt nhất để trade dựa trên tâm lý là ngay khi ta nhận ra sự thay đổi. Tâm lý này thay đổi rất nhanh vì nhiều loại tin tức: có thể là 1 dữ liệu nào đó được công bố; 1 sự thay đổi về chính trị hay 1 sự kiện bất ngờ nào đó. Cơ bản là ta luôn có cơ hội trade khi tâm lý thay đổi.
      3. Tâm lý thị trường – Không phải tâm lý nào cũng như nhau
      Một ngày trôi qua có rất nhiều dữ liệu và loại thông tin được công bố, và không phải toàn bộ các thông tin đó đều làm thị trường di chuyển mức độ giống nhau.
      Chính sách lãi suất của FED luôn luôn quan trọng hơn dữ liệu bán lẻ, và tình hình thương chiến thì có độ quan trọng tương đương chính sách lãi suất.
      Giờ ta thử lấy ví dụ dữ liệu CPI của Canada (thời điểm viết bài này thì chưa công bố dữ liệu)
      Ngân hàng Canada là ngân hàng trung ương duy nhất chưa chuyển sang bồ câu 1 cách rõ ràng. Tuy nhiên khi các ngân hàng còn lại đều bearish thì Canada phải chịu áp lực và đi theo sau.
      Điều này có nghĩa là thị trường chỉ chờ đợi 1 lý do để sell CAD vì kỳ vọng BoC sẽ đi theo sau các ngân hàng còn lại. Trong quá khứ ta cũng thấy nhiều lần BoC không ngần ngại thẳng tay cắt giảm lãi suất và làm market ngạc nhiên.
      Đó thấy không anh em? Việc kỳ vọng 1 cú bán tháo của CAD trước thềm tin CPI chính là đọc hiểu tâm lý thị trường thời điểm vào lệnh. Kết quả là lạm phát tăng 1 chút, do đó cơ hội cắt giảm lãi suất trong tháng 9 từ BoC giảm đi nhiều. Kèo này bỏ qua.
      Điểm quan trọng ở đây là nhờ vào tin CPI không lạc quan, ta đã kỳ vọng 1 kèo giảm cho CAD, và sẽ bán ra hoặc ít nhất là không mua vào đồng tiền này. Từ đó anh em cần các nhân tố sau cho 1 kèo sentiment đẹp:
      • Một nhận định về hướng đi rõ ràng cho sự kiện;
      • Một tin tức hay dữ liệu được công bố mà nó khẳng định hoặc mâu thuẫn hướng đi nhận định đó. Tức là thị trường phải chạy theo tin đó.
    4. Cảm xúc giao dịch – Nỗi tham lam và sự sợ hãi
      Cảm giác chi phối trong thị trường thường quyết định tâm lý chung của một thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều tìm cách đi theo xu hướng chung của giá. Và cho dù vậy thì tới 1 thời điểm nào đó tâm lý cũng sẽ đặt tới đỉnh điểm (tâm lý tăng hoặc tâm lý giảm).
      Hiểu rõ khi nào giá đạt đỉnh là điều quan trọng đối với các nhà đầu tư để họ tránh mua vào. Hoặc phải đối mặt với sự suy thoái (tham lam) bán hết khi giá chạm đáy ngay trước khi gá bắt đầu tăng trở lại (nỗi sợ).
      Phát hiện ra được sự sợ hãi hoặc tham lam sẽ giúp trader xác định thời điểm thoát hàng khi giá bắt đầu giảm, hoặc tìm cách mua trở lại khi giá đã chạm tới đáy.
      5. Làm thế nào để giao dịch theo tâm lý thị trường?
      Khối lượng có thể là một cách để đánh giá thị trường đang cảm thấy như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với cổ phiếu và quyền chọn vì nó hướng đến lãi suất tăng hoặc giảm.
      Ví dụ, nếu giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng nhưng khối lượng bắt đầu giảm, chẳng hạn, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá mua.
      Ngoài ra, các chỉ số tâm lý thị trường là một trong những công cụ hữu ích nhất để các nhà đầu tư đánh giá xu thế thị trường hiện tại như thế nào và đang ở trạng thái bi quan hay tích cực, nhằm tìm ra các cơ hội để mua vào hoặc bán ra.
      Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các chỉ số này nên được sử dụng cùng với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản khác để cho bức tranh thị trường được rõ nét hơn.
      Một số công cụ được các nhà đầu tư sử dụng để xác định tâm lý thị trường là:
      - Cam kết của thương nhân (Commitment of Traders-COT): COT được công bố bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) vào mỗi thứ sáu hàng tuần và cho thấy các vị thế Buy và sell của các nhà giao dịch đầu cơ và thương mại. Điều này giúp phác thảo động thái thị trường một cách chi tiết dựa vào quá trình giao dịch của các big boys (như các quỹ phòng hộ, ngân hàng và tập đoàn).
    Nếu COT cho thấy nhà giao dịch có động thái dịch chuyển làm giá giảm dần/tăng dần trong xu hướng thị trường tăng giá/giảm giá, điều này chỉ ra thị trường chuẩn bị có một bước ngoặt mới.