Forums » News and Announcements

CÁCH SỬ DỤNG CHỈ BÁO NÀY TRONG GIAO DỊCH

    • 1735 posts
    October 12, 2021 4:30 AM EDT

    CÁCH SỬ DỤNG CHỈ BÁO NÀY TRONG GIAO DỊCH

    Trong phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch là một yếu tố không thể thiếu để đo lường sự tăng – sụt giảm có phải là bắt đầu một chu kỳ đảo chiều mới hay không.To get more news about bursatile, you can visit wikifx.com official website.
      Nhưng nhiều người thường bỏ qua chúng để đánh mất nhiều cơ hội giao dịch hay bị mắc bẫy bởi thị trường tiền ảo đầy khốc liệt này. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chỉ báo On Balance Volume (OBV) để tăng khả năng thành công trong giao dịch nhé!
       1. Chỉ báo OBV là gì?
      OBV (On Balance Volume) nghĩa là Khối lượng Cân bằng, là một chỉ báo được sử dụng để đo lực mua và lực bán trên thị trường. Đây là một loại chỉ báo có tính lũy kế, tức là volume của một ngày nhất định được cộng dồn vào tổng OBV ngày hôm sau nếu giá tăng. Còn nếu giá giảm, volume của ngày hôm đó được trừ khỏi tổng OBV. Sau đó giá trị OBV được vẽ thành đường để dễ đọc tín hiệu.
    2. Cách tính OBV
      OBV được tích hợp sẵn trên nền tảng giao dịch MT4. Tuy nhiên, để hiểu rõ về bản chất của chỉ báo OBV thì nhà đầu tư vấn phải nắm được cách tính chỉ số này. Cụ thể như sau:
      - Khi giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại > giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó thì giá trị OBV được tính theo công thức.
      OBV hiện tại = OBV phiên trước + Khối lượng giao dịch hiện tại
      - Khi giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại < giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó thì giá trị OBV là
      OBV hiện tại = OBV phiên trước – Khối lượng giao dịch hiện tại
      - Nếu giá đóng cửa phiên hôm trước bằng giá đóng cửa phiên hôm nay thì:
    3. Ý nghĩa của chỉ báo OBV
      Chỉ báo OBV là công cụ khá hiệu quả giúp nhà đầu tư tham gia giao dịch hiệu quả hơn. Vậy ý nghĩa cụ thể của chỉ báo này là gì? Sau đây là một số ý nghĩa của chỉ báo OBV khi giao dịch mà các trader cần biết:
      - Chỉ số OBV có dấu hiệu tăng khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá nhỏ hơn khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá. Chỉ số OBV tăng biểu hiện sức mua đang lớn hơn sức bán, từ đó giá sẽ có tiềm năng tăng.
      - Ngược lại khi chỉ số OBV có dấu hiệu giảm khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá lớn hơn khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá. Chỉ số OBV giảm xuống biểu hiện sức mua đang yếu hơn sức bán, từ đó giá sẽ có tiềm năng giảm.
      - Nếu OBV tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí mức giá còn đi xuống. Điều này có nghĩa lực giảm giá đã dần yếu đi, giá sẽ có tiềm năng lớn tăng trở lại.
      - Nếu OBV giảm nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí mức giá còn đi lên, điều này có nghĩa lực tăng giá đã dần yếu đi, giá sẽ có tiềm năng lớn giảm trở lại.
      4. Cách sử dụng chỉ báo OBV để giao dịch

    Tín hiệu này xuất phát từ mối quan hệ giữa khối lượng và giá: khi giá tăng cộng với khối lượng giao dịch lớn, nghĩa là áp lực tăng đang rất mạnh, giá sẽ tiếp tục tăng lên và ngược lại.
      Nếu xu hướng của OBV và giá giống nhau thì xu hướng của giá được củng cố nhờ sự hỗ trợ của khối lượng hay tính thanh khoản.
      Cả giá và OBV đều đang trong xu hướng tăng khi tạo đáy mới cao hơn, đỉnh mới cao hơn. Sự ủng hộ của OBV làm cho xu hướng tăng của giá được củng cố.
    Phân kỳ khi giá tăng (tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) nhưng OBV giảm (tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước): khi giá đang trong xu hướng tăng mà OBV giảm nghĩa là dòng khối lượng âm lớn hơn dòng khối lượng dương, áp lực bán đang cao hơn, chứng tỏ đà tăng của xu hướng đó đang yếu đi, khả năng cao là giá sẽ đảo chiều giảm.
    Hội tụ khi giá giảm (tạo đáy sau thấp hơn đáy trước) nhưng OBV tăng (tạo đáy sau cao hơn đáy trước): OBV tăng khi dòng khối lượng dương lớn hơn dòng khối lượng âm, áp lực mua đang chiếm ưu thế, mà giá lại đang trong xu hướng giảm, điều này chứng tỏ đà giảm của xu hướng này đang dần yếu đi, khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều tăng.